Kê đơn, bốc thuốc y học cổ truyền

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ ĐÔNG Y VIỆT
Kê đơn, bốc thuốc y học cổ truyền
Ngày đăng: 5 tháng trước

    Phương pháp cổ phương gia giảm

    Đây là phương pháp bài thuốc đã được xác lập và ghi nhận kết quả từ lâu đời từ thế hệ này qua thế hệ khác và được ghi lại bằng sách kinh điển. Trong quá trình điều trị bệnh, thầy thuốc tăng thêm hoặc giảm vị thuốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế của người bệnh.

    Ưu điểm của phương pháp cổ phương gia giảm: mang đầy đủ tính chất lý pháp của Đông Y;

    Nhược điểm: cứng nhắc bị lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, bài thuốc khó nhớ và khó vận dụng vào thực tế vì bệnh cảnh có thể thay đổi.

    Phương pháp theo đối chứng trị liệu

    Đây là phương pháp điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Nên ưu điểm chính là rất đơn giản, không phải nhớ nhiều bài thuốc, thầy thuốc được linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc.

    Nhược điểm của phương pháp này chính là: nếu thầy thuốc chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ chạy theo triệu chứng làm mất tính cân đối trong lý pháp phương dược.

    Phương pháp theo kinh nghiệm dân gian

    Khác với  2 phương pháp trên đây là phương pháp chữa bệnh theo gia truyền đôi khi là truyền miệng, gặp ở dân tộc ít người. Vì thế mà rất dễ sử dụng và vận dụng được nam dược. Nhược điểm chính là không đảm bảo tính pháp lý của Đông Y.

    Phương pháp theo toa căn bản

    Dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong thời kháng chiến, ngoài sử dụng 10 -11 vị thuốc để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu. Còn bổ sung thêm vào toa căn bản thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.

    Toa căn là phương pháp bốc thuốc YHCT đơn giản, thích hợp cho người mới học Đông y hoặc hiểu biết Đông y còn hạn chế nhất định.

    Ưu điểm: dễ dàng sử dụng, vận dụng được nam dược mà không cần học nhiều.

    Nhược điểm: dùng quá nhiều thuốc mà không thể hiên tính lý pháp của Đông y.

    Phương pháp kê đơn theo dược lý tân y

    Phương pháp này do Bùi Chí Hiếu Giáo sư dược lý học xây dựng dựa trên sự phát triển của khoa học hiện đại, thiết lập các toa thuốc điều trị có sử dụng thêm cơ sở dược lý Tây y

    III. Cách kê đơn thuốc theo lý luận của y học cổ truyền

    Cách kê đơn thuốc theo lý luận của y học cổ truyền
    Cách kê đơn thuốc theo lý luận của y học cổ truyền

    1.Nguyên tắc kê đơn thuốc:

    Dựa trên những cơ sở phương pháp luận được tóm tắt như sau:

    Phương pháp kê đơn thuốc như trên gọi là: “Biện chứng lập phương” (tức là căn cứ theo chứng bệnh rồi dựa trên cơ sở trình độ, kiến thức y dược của mình mà xây dựng phương thuốc điều trị).

    Đối với bệnh nhân có nhiều chứng bệnh thì thường là kê đơn chữa bệnh chính mang tính nguy cấp trước, rồi lần lượt chữa các chứng bệnh còn lại. Với thầy thuốc cao tay, giàu kinh nghiệm có thể dùng biện pháp “xuyên phương” (sử dụng nhiều phương thành một phương tổng hợp) để điều trị tổng thể.

    Nếu người thầy thuốc không đủ năng lực về kiến thức y dược để thực hiện phương pháp “biện chứng lập phương” thì có thể dùng các bài thuốc lập thành sẵn có, liệt kê trong sách, thường gọi là các bài thuốc “cổ phương”; hoặc dựa vào bài thuốc kinh nghiệm có sẵn của người khác đã được thông qua nhiều lần điều trị có kết quả; sau đó thêm bớt một số vị thuốc cho phù hợp với thể trạng hiện tại của bệnh nhân (việc thêm bớt phải tránh sự tương ố, tương uý, tương kỵ, tương phản giữa các vị thuốc).

    Trong sách Dược lý đã có danh mục “Thập cửu uý”, “Thập bát phản” (tức là 19 cặp vị thuốc sợ nhau và 18 cặp vị thuốc phản nhau). Nếu trong một thang thuốc có các vị tương uý, tương phản thì không có hiệu nghiệm và có thể gây tai biến cho bệnh nhân.

    Nếu không có năng lực phân biệt sự tương kỵ, tương phản,… của các vị thuốc thì lập lại nguyên vẹn bài thuốc có sẵn.

    2.Vai trò của các vị thuốc trong 1 đơn thuốc đông y

    Có 4 vị thuốc đông y quân, thần, tá, sứ, phối hợp các vị thuốc trong một bài thuốc có tác dụng như sau:

    Vai trò của từng vị thuốc như sau:

    4 vị thuốc này có nguồn gốc từ chế độ phong kiến xưa, triều đình có vua, quan,.. nên đơn thuốc sẽ chia theo vị chính, vị phụ, vị nào là chủ yếu và vị nào hỗ trợ. Tóm lại, nhóm chữa bệnh chia thành 2 nhóm sau:

    3.Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc

    Trong thực tế điều trị thầy thuốc còn phải chú ý đến những nguyên tắc sau đây để quyết định vị trí của từng vị thuốc trong bài thuốc (Nguyên tắc : Tiêu bản hoãn cấp).

    – Cấp thì trị Tiêu: Ví dụ: Tiêu chảy ra máu cấp tính do Thấp nhiệt làm bức huyết ở Đại trường thì thuốc nào cầm máu sẽ làm Quân, thuốc nào quy kinh Đại trường mà thanh nhiệt trừ thấp sẽ làm Thần.

    – Hoãn thì trị Bản: Ví dụ: Thường xuyên đại tiện ra máu do Tỳ dương hư không thống nhiếp huyết, bệnh không cấp tính thì thuốc kiện Tỳ làm Quân, thuốc cầm máu thì làm Thần.

    – Chú ý đến trạng thái Hư, Thực : Nếu người có bẩm tố dương hư mà cảm mạo thương hàn thì thuốc bổ dương khí làm Quân, mà thuốc phát tán phong hàn sẽ làm Thần.

    – Chú ý đến phương pháp Khai nạp (Đóng Mở) trong điều trị

    -Chú ý đến giai đoạn bệnh (dành cho các bệnh truyền nhiễm):

    4. Sự phối hợp các vị thuốc trong một đơn thuốc

    Mục đích của sự phối ngũ các vị thuốc là để tăng tác dụng, tăng hiệu quả các vị chủ dược, để giảm tác dụng phụ, giảm độc tính các vị thuốc nhất là chủ dược, và sau cùng là để tránh làm mất hiệu quả thuốc hoặc làm tăng độc tính.

    Những phối ngũ căn bản như sau:

    – Tương tu: Hai vị thuốc có cùng tác dụng hổ trợ kết quả cho nhau. Ví dụ: Ma hoàng và Quế chi cùng tính vị cay ấm, cùng tính năng phát tán phong hàn

    – Tương sử: Hai vị thuốc trở lên, tác dụng có khi khác nhau, một thứ chính, một thứ phụ, dùng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Ví dụ: trong bài Ma hoàng thang có Ma hoàng và Hạnh nhân, Ma hoàng là phát tán phong hàn để tuyên thông Phế khí; Hạnh nhân chữa ho, trừ đờm cũng để tuyên thông Phế khí. Cả hai cùng phối hợp nhau để chữa hen.

    -Tương tu và Tương sử được xem như là cách phối hợp để làm hiệu quả điều trị cao hơn . Thường dùng cho các thuốc làm quân, làm thần.

    – Tương úy: là sử dụng một loại thuốc để làm giảm tác dụng phụ của một vị thuốc khác.

    – Tương sát: Là sử dụng một loại thuốc để làm giảm độc tính của một số vị thuốc khác. Ví dụ Đậu xanh với Ba đậu.Tương úy và Tương sát thường dùng cho các thuốc làm Tá dược hoặc Sứ dược. Ví dụ Cam thảo trong bài Ma hoàng thang.

    – Tương ố: Việc sử dụng một loại thuốc này sẽ làm mất tác dụng của một số thuốc khác. Ví dụ Hoàng cầm dùng chung với Sinh khương.

    – Tương phản: sử dụng một số thuốc sẽ làm tăng độc tính một vị thuốc khác. Ví dụ Ô đầu dùng chung với Bán hạ. Cam thảo dùng chung với Cam toại hoặc Hải tảo hoặc Nguyên hoa (Trong một bài thuốc có các vị tương phản sẽ làm bài thuốc trở nên nguy hiểm có thể gây tử vong…) Tương ố và Tương phản thường để nói lên sự cấm kỵ trong khi kê đơn thuốc.

    5. Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc

    Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc
    Sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc

    Phụ nữ đang mang thai cấm dùng

    Phụ nữ đang mang thai, thận trọng khi dùng:

    Các vị thuốc tương phản với nhau

    Cấm kỵ đồ ăn trong khi uống thuốc

    Chia sẻ:
    0
    Zalo
    Hotline